Kỳ đà là động vật hoang dã được thuần hóa nhận nuôi, có khả năng thích ứng với môi trường. Được nhiều hộ dân lựa chọn để tăng nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình. Để việc thuần hóa và nuôi dưỡng kỳ đà đem lại kết quả mỹ mãn với kỹ thuật nuôi kỳ đà chuẩn, ta cần biết rõ ràng càng nhiều càng tốt các tập tính của kỳ đà.

Kỳ đà là động vậy hoang dã, tính nhát, chỉ sống chui rúc lẩn trốn trong rừng, trong núi, trong bụi bờ, thường kiếm ăn dọc theo bờ sông suối, trong trảng cỏ rậm, và sống cách biệt với con người. Đã thế, cũng như nhím, chúng chỉ xuất hiện vào ban đêm nên ít khi ta gặp chúng, vậy nên tập tính của chúng cũng không biết quá nhiều. Mặt khác, số lượng kỳ đà trong tự nhiên cũng không nhiều vì bạn săn bắt của con người vừa để lấy thịt ăn và lấy mật dùng làm thuốc. Bộ da kỳ đà tuy nhỏ nhưng nếu bán để làm đồ thủ công mỹ nghệ cũng thu về được món tiền to. Sau đây là một số tập tính của kỳ đà:
Môi trường sống trong tập tính của kỳ đà
Trong đời sống hoang dã, kỳ đà sống nhiều ở vùng ẩm thấp, nơi có nhiều sông suối. Lẽ ra dễ hiểu nơi đây có nguồn thức ăn dồi dào, đa dạng. Tuy vậy ở những vùng đất cao tương đối khô cằn như ở các khu rừng chồi miền Đông Nam bộ, cũng có kỳ đà sinh sống. Chúng sống biệt lập với xóm làng, khu vực có đông dân cư sinh sống. Có lẽ chúng cảnh giác trước sự săn bắt của con người và đàn chó dữ. Tuy vậy, khi quá đói mà thiếu mồi chúng cũng dám mon men mò đến các chuồng gà vịt trong vườn nhà để bắt trộm.
Tập tính của kỳ đà khác lạ
Ngủ ngày, ăn đêm
Cũng như loài nhím, kỳ đà cũng có thói quen ngủ ngày ăn đêm. Ban ngày, chúng nằm im trong hang ổ để ngủ một giấc dài không màng đến chuyện ăn uống. Chỉ khi bên ngoài trời chập choạng tối kỳ đà mới rời tổ để kiếm mồi, và đến mờ sáng mới trở về nơi ở.
Hang ổ của kỳ đà
Thêm một tập tính của kỳ đà nữa là kỳ đà sống trong hang sâu tăm tối. Chúng thích làm tổ trong các bộng cây (cả cây khô lẫn cây tươi). Nếu không tìm ra bộng cây thì chúng sống trong những hốc đá, hốc đất. Chúng cũng rất khôn ngoan chọn những bộng cây ở độ cao cách xa mặt đất chừng vài ba mét trở lên để tự vệ. Các bộng cây có trổ một vài ngách phụ để khi gặp biến động nó thoát hiểm được dễ dàng, bằng các leo tuốt lên ngọn cây cao, hay chuyền từ cành cây này sang cành cây khác trong rừng mà trốn chạy, khiến kẻ thù khó rượt bắt được nó.
Ở vùng đồi núi có thể đất cao ráo, kỳ đà cũng biết tự đào hang để sống. Hang của chúng khá sâu, phía cửa hang chi đủ chỗ cho mình nó lọt vào, nhưng cuối hang được khoét rộng ra đủ chỗ cho vài ba con nằm ngủ thoải mái. Hang nào cũng có cửa ngách để dễ thoát hiểm. Tại những vùng đất trũng quanh năm ngập nước như Đồng Tháp Mười, những ụ đất cao là nơi kỳ đà đào hang để ở. Nơi kỳ đà chọn làm hang ổ bao giờ cũng gần với vài nơi kiếm ăn của nó.
Tập tính của kỳ đà đặc biệt
Có biệt tài leo trèo
Kỳ đà thuộc loại bò sát nhưng chúng lại có biệt tài: bò hay chạy giỏi và leo trèo rất tài tình. Trông dáng con vật dài thượt và nặng nề như vậy, nhưng khi sục sạo tìm mồi nó bò rất nhanh nhẹn. Khi gặp chó săn rượt đuổi nó hạy như gió, chạy vùn vụt như ngựa, như vậy mà lắm khi thoát được nanh vuốt của bầy chó dữ. Còn nói về tài leo trèo của kỳ đà thì chắc ai cũng phải nể phục. Kỳ đà có bốn chân và mỗi chân có năm ngón. Đặc biệt mặt dưới mỗi ngón đều có giác hút, nhờ đó mà chúng bám chặt được vào mặt phẳng trơn láng và cứ thế mà leo lên leo xuống một cách dễ dàng.
Có tài nhịn ăn – tập tính của kỳ đà giúp nó sống còn
Kỳ đà có tài nhịn ăn lâu ngày chừng một vài tuần không chết và trông nó vẫn khỏe mạnh, bình thường. Tuy vậy, khi nuôi nhốt trong chuồng ta không nên dựa vào cái biệt tài này của chúng mà cho ăn uống thất thường bữa đói, bữa no, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và sinh sản của chúng.
Có tài bơi lội giỏi
Tuy là động vật sống trên cạn, nhưng kỳ đà có tài bơi rất giỏi. Việc lội băng ngang qua sông suối, kênh rạch từ bờ này sang bờ bên kia là chuyện đơn giản với kỳ đà. Chúng còn có khả năng ngâm mình dưới nước hàng giờ để rình mồi. Tuy có tài bơi lội nhưng kỳ đà chỉ săn mồi dọc theo bờ bụi sông suối. Chỉ lúc cần thiết lắm chúng mới bơi qua sống qua suối để đến bãi ăn hay trở về hang ổ, hay khi rượt đuổi để trốn chúng mới lao xuống nước để thoát thân.

Lột da như rắn
Mỗi năm, kỳ đà lột da một lần vào khoảng tháng 8, tháng 9. Cách lột da của nó cũng giống như cách lột da của rắn.Chúng tìm nơi thanh vắng nằm im trong một hai ngày, rồi bộ da cũ phồng rộp bong tróc giúp nó có bộ da mới bóng bẩy. Sau thời kỳ lột da, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà tăng rất nhanh, gấp hai ba lần trước đó.
Có tài thay đổi màu da – tập tính của kỳ đà giống tắc kè
Để kẻ thù và con mồi khó phát hiện ra mình, kỳ đà được trời phú cho cái tài ngụy trang một cách tài tình và khéo léo bằng cách thay đổi màu da trên khắp mình nó hợp với màu sắc môi trường chung quanh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Như đang nằm giữa tán lá xanh tươi thì da nó đổi màu xanh lá tiệp. Như đang bám vào thân cây khô thì bộ da nó biến ra màu xám mốc trong không khác màu của cây khô,… Các giống cắc kè, kỳ nhông cũng có biệt tài này.
Những điều cần chú ý về tập tính của kỳ đà
Thích ăn mồi di động
Cũng như loại lưỡng cư ếch nhái, mặc dù thị lực không kém như ếch nhái nhưng sở thích của kỳ đà là ăn mồi di động, tức con mồi còn sống chạy nhảy trước mặt nó. Nó thích vồ chụp con chuột chạy phía trước, thích rướn mình lên táp con bướm đang bay,… Nhưng khi nuôi nhốt trong chuồng kỳ đà cũng biết ăn những thức ăn do chủ nuôi biến chế ra. Thứ thức ăn cho kỳ đà mà chúng thích nhất là xác động vật dã bốc mùi thối rữa.
Tính hiền nhưng cũng dữ
Kỳ đà là con vật hiền lành nhưng lại nhát. Bình thương hễ thấy động, thấy bóng người từ xa đi đến hoặc nghe tiếng cho sủa gần kề là kỳ đà đã tìm dường trốn chạy. Nhưng bị dồn dường cùng không còn lối thoát, chúng trở nên hung dữ lạ thường. Những con trưởng thành, thân nặng 9, 10 kí dám tấn công lại người hay chó săn để thoát thân.
Thích sống vùng có khí hậu nhiệt đới
Tập tính của kỳ đà được kể cuối cùng là kỳ đà thích nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Chúng sợ nóng và cũng sợ lạnh.
Nếu nắm rõ được những tập tính của kỳ đà thì việc tự nuôi cho riêng mình một con kỳ đà không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên cũng nên lưu ý một vài tập tính xấu của kỳ đà để không ảnh hưởng đến giá trị và công dụng tuyệt vời mà kỳ đà mang lại.
Bạn cần phải hiểu rõ những tập tính của kỳ đà để có những kỹ thuật nuôi kỳ đà hiệu quả. Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho những người đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về kỳ đà.
Xem thêm:
Mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm
Nguồn: kydagiong.com
—
HIỆN TRANG TRẠI CỦA CHÚNG TÔI ĐÃ NGƯNG NUÔI KỲ ĐÀ.
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM !