Mô hình nuôi kỳ đà giống

Nghề chăn nuôi kỳ đà đang ngày càng trở nên phổ biến với bà con nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và giúp rất nhiều bà con nông dân làm giàu. Song việc xây dựng một mô hình nuôi kỳ đà giống là một công việc khó khăn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng từ người làm. Chính vì vậy chúng tôi xin được hướng dẫn bà con cách xây dựng mô hình nuôi kỳ đà giống để làm giàu từ chăn nuôi kỳ đà.

mô hình nuôi kỳ đà

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống của kỳ đà

Môi trường sống của kỳ đà đa dạng và phong phú. Kỳ đà hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi và thường sống trong những hốc đá, kẽ hở đất, gốc cây, đá… ban đêm đi kiếm ăn, ban ngày thường ngủ, nghỉ. Kỳ đà thích ngâm mình, thích ẩn mình trong các hang hốc, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu.
Thức ăn của kỳ đà là cóc nhái, tôm cá, thịt động vật loại nhỏ, gà vịt, trong chăn nuôi có thể dùng phụ phẩm để giảm chi phí.

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản

Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 – 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi có thể dài 2,5 m, nặng 7 – 8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 – 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt 80 – 90%.

Chọn giống và thả giống

Chọn giống: Chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên.

Cách nhận biết kỳ đà cái, kỳ đà đực bằng cách lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt:

– Kỳ đà đực: Lỗ huyệt lồi và có gờ, gốc đuôi phồng to, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt.

– Kỳ đà cái:  Lỗ huyệt nhỏ lép, đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra.

Thả giống: Thả giống vào chuồng lưới hay chuồng xi-măng. Mỗi chuồng thả 1 con cái với 1 con đực hoặc 1 con đực với vài ba con cái.

Thức ăn của kỳ đà

Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, châu chấu, chuồn chuồn, côn trùng như cào cào, cánh cam, mối, gián, nhện, ong, bướm, cóc, ếch nhái, gà vịt, chim chóc hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn mồi không cử động như trứng gia cầm, tôm, cua, cá hay thịt, lòng gia cầm, gia súc… Vào lúc chiều tối thả mồi sâu bọ, côn trùng hay chuột vào chuồng cho kỳ đà ăn. Mỗi con kỳ đà ăn khoảng 2 – 3 con chuột hay ếch nhái… là đủ bữa cho cả ngày. Tuy nhiên, trong chuồng nên đặt sẵn máng đựng nước uống, thức ăn cho kỳ đà ăn, uống tự do.
Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt côn trùng, chuột và sâu bọ phá hoại mùa màng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được chuột, côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng.

Chăm sóc nuôi dưỡng  

Chăm sóc nuôi dưỡng kỳ đà giống như nuôi cá sấu. Kỳ đà vừa là nguồn thực phẩm, vừa là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay, trong thiên nhiên loài bò sát này đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chính vì vậy, việc phát triển nghề nuôi kỳ đà tại hộ gia đình là cần thiết và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một khi được phát triển đúng cách, mô hình nuôi kỳ đà giống sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con nông dân. Với bài viết này chúng tôi hi vọng các bạn sẽ xây dựng mô hình thành công, làm giàu từ nuôi kỳ đà.
Nếu còn gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trang trại Bình Minh để biết thêm thông tin chi tiết!

Nguồn: kydagiong.com

 

mô hình nuôi kỳ đà hiệu quả
Mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm